Giày da lộn là một sản phẩm được giới trẻ rất ưu chuộng hiện nay. Bởi mẫu mã đẹp, trẻ trung, năng động. Tuy nhiên, việc chăm sóc bảo quản một đôi giày da lộn cũng không hề đơn giản đâu nhé. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách bảo quản giày da lộn. Để đôi giày của các bạn lúc nào cũng trông như mới nhé!

Đặc điểm của giày da lộn

Giày da lộn là loại giày được làm từ mặt trái của da các con vật như: Trâu, bò, cá sấu, dê,… Đặc tính của chất liệu da lộn là mềm, mịn hơn so với các loại da khác.

Da lộn tuy đẹp, phong cách nhưng là loại da dễ bị hư tổn hơn các loại da truyền thống. Đôi giày da lộn rất nhanh bị bẩn và khó làm sạch. Chính vì vậy, giày da lộn được xếp vào hàng những loại giày khó bảo quản nhất.

Cách bảo giày da lộn đúng cách

Giày da lộn tạo cho người đi phong cách hiện đại, trẻ trung và thời thượng. Tuy nhiên, những đôi giày này có một số nhược điểm như sau: Vì là da lộn nên rất dễ bám bụi bẩn. Da lộn dễ thấm nước, ngấm nước gây nên tình trạng mềm nhũn, bay màu và nhanh bong.

Bảo quản giày da lộn đúng cách

Bảo quản giày da lộn khi trời mưa

Giày da lộn kị nước, nên khi sử dụng chúng bạn cần đặc biệt lưu ý vấn đề này.

Nước sẽ làm da bong tróc, bay màu, làm mất đi vẻ đẹp của giày. Bạn có thể sử dụng một đôi giày khác phù hợp với trời mưa hơn.

Nếu vẫn sử dụng giày da lộn, bạn nên phủ lên da một lớp bảo vệ chống thấm nước. Sau khi về nhà cần phải vệ sinh giày luôn:

  • Tháo lớp lót giày và để cho khô tự nhiên.
  • Dùng vải mềm thấm ướt lau sạch vết bẩn, sau đó lấy vải khô lau lại.
  • Xé nhỏ giấy báo và để vào giày cho hút ẩm. Nên thay 2 – 3 lần giấy cho hút hết nước ẩm bên trong.
  • Để cho giày tự khô ở nhiệt độ phòng, có thể thêm một ít vôi bột sẽ giúp giày khô thoáng hơn.

Bảo quản giày ở nơi khô ráo

Giày da nếu bị ẩm sẽ nhanh bong và cũ lớp da. Để đôi giày luôn được bền đẹp, bạn cần bảo quản ở nơi khô ráo, tránh độ ẩm cao. Bạn nên bảo quản trong tủ giày, tránh để trực tiếp trên mặt đất.

Bạn có thể bôi thêm một lớp mỡ lợn, hoặc sáp giữ ẩm cho bề mặt da lộn. Sau đó bảo quản trong hộp hoặc túi ni lông.

Bạn nên thường xuyên kiểm tra tình trạng giày đã bảo quản. Nếu xuất hiện dấu hiệu bị ẩm, mốc cần có biện pháp xử lý kịp thời.

Không đi giày ở những nơi bụi bẩn

Việc hạn chế mang giày đến nơi bụi bẩn cũng là một cách bảo quản giày. bẩn khiến da xỉn màu, trông cũ kỹ và làm mất đi phong cách của giày da. Đối với những đôi giày có màu sáng, đặc biệt là giày màu trắng rất khó xử lý được vết bẩn.

Khi giày bị bẩn, bạn có thể làm sạch bằng cách: Dùng khăn vải hoặc bàn chải tẩm giấm lau nhẹ trên bề mặt da để loại bỏ vết bẩn. Sau khi lau xong, lấy xi đánh lại, đảm bảo đôi giày sẽ sạch như mới.

Không đi giày ở những nơi bui bẩn

Không nên loại bỏ bụi bẩn bằng cách giặt giày

Không nên áp dụng cách bảo quản giày da lộn bằng việc giặt giày thường xuyên. Thực tế đây là phương pháp giúp loại bỏ vết bẩn trên giày. Tuy nhiên, đối với những đôi da lộn chúng ta không nên sử dụng cách này.

Đôi giày đi lâu bám bụi bẩn, bạn có thể xử lý chúng bằng một số cách sau:

  • Sử dụng nước rửa chén, bọt cạo râu để làm sạch. Dùng khăn mềm hoặc bàn chải cũ thấm các loại hóa chất này rồi chà nhẹ lên mặt da. Sau khi chà hết vết bẩn thì lau lại với nước sạch.
  • Dùng khăn mềm thấm dầu ăn để chà các vết bẩn. Cách này cũng giúp loại bỏ vết bẩn nhanh chóng mà không làm hỏng giày.

Lưu ý: 

  • Bạn cũng có thể dùng gel chống thấm nước hoặc một số dung dịch để bảo vệ giày.
  • Giày da lộn lâu không sử dụng thì không nên đánh xi. Thay vào đó nên bôi một lớp kem Vaseline trước, đợi kem ngấm vào da rồi mới đánh xi lên. Đánh trực tiếp xi sẽ khiến lớp dầu trên bề mặt sẽ bị mất dần, da bị khô cứng.
  • Bảo quản giày nơi thoáng mát, tránh nơi có độ ẩm cao và có ánh nắng trực tiếp.
  • Sau khi đánh giày, không nên sấy giày bằng máy sấy mà để khô ở nhiệt độ phòng. Nhiệt độ cao có thể làm cho dáng giày bị biến dạng. Không nên sử dụng giày da hàng ngày để giữ được độ mềm cho da. Việc thường xuyên đi khiến giày bị bụi bẩn, nhăn và da bị cứng hơn.
  • Khi bề mặt da xuất hiện vết nhăn, nứt, nên bôi lòng trắng trứng gà lên rồi đánh xi. Cách này giúp loại bỏ nhanh các vết nứt và nhăn gây mất thẩm mỹ trên giày.
  • Nên nhồi giấy báo vào trong để hút ẩm và giữ được dáng giày.

Cách xử lý giày da bị mốc

Nguyên nhân khiến giày da bị mốc

Mốc là một loại vi khuẩn đa nhân, tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong môi trường có độ ẩm tạo nên những nốt sần phồng lên trên bề mặt. Mốc được phân biệt bởi màu sắc và các yếu tố tác động khác. Về cơ bản, chúng phụ thuộc độ ẩm, nhiệt độ và chất dinh dưỡng cần thiết trong môi trường sinh triển.

Những đôi giày da hàng hiệu thường được làm từ những nguyên liệu da thật 100%. Để có thể bảo đảm được sự quý phái, sang trọng của chúng. Cũng chính vì điều này mà nguyên nhân chủ yếu khiến cho các quý ông; quý bà luôn trung thành với loại giày này.

Mốc thường thấy ở hầu hết các loại da như: da bò, da cừu, da heo, da lộn, da trơn… trong đó phần lớn mốc phát triển trên những đường khâu nối, dây giày hoặc mũi giày.
Mốc thường thấy ở hầu hết các loại da như: da bò, da cừu, da heo, da lộn, da trơn… trong đó phần lớn mốc phát triển trên những đường khâu nối, dây giày hoặc mũi giày.

Bạn vẫn thường thấy có rất nhiều loại mốc như: mốc đen, mốc đỏ, mốc xanh, mốc trắng mờ… Có ba yếu tố quan trọng nhất để mốc sinh trưởng và phát triển đó là độ ẩm thích hợp; nhiệt độ và các chất dinh dưỡng cần thiết. Cũng chính vì vậy mà giày da rất dễ bị nấm mốc khi đặt tại những nơi ẩm hoặc bị dính nước lâu ngày.

Mốc thường thấy ở hầu hết các loại da như: da bò, da cừu, da heo, da lộn, da trơn… trong đó phần lớn mốc phát triển trên những đường khâu nối, dây giày hoặc mũi giày.

Hướng dẫn xử lý giày da bị mốc

Dùng cồn pha hoặc giấm ăn

  • Bạn có thể lấy giấm ăn hoặc cồn pha loãng với nước.
  • Lấy vải hoặc miếng bông nhỏ nước vào dung dịch muối.
  • Sau đó lau nhẹ lên bề mặt da giày bị mốc.
  • Hãy đợi cho giày khô tự nhiên
  • Ngoài cồn hoặc giấm bạn cũng có thể sử dụng dầu thông. Dầu thông cũng có tác dụng diệt được phần da bị nấm mốc một cách hiệu quả và dễ dàng.

Trong trường hợp đôi giày da của bạn bị mốc không thể làm sạch được khi áp dụng những phương pháp như trên, bạn có thể sử dụng xà phòng chà lên bề mặt của phần da bị mốc trên giày.

Sau đó đó dùng khăn mềm tẩy sạch phần xà bông dính trên bề mặt da và để giày khô tự nhiên.

Dùng chất diệt nấm mốc

Việc loại bỏ nấm mốc một cách triệt để không đơn giản. Nếu đôi giày da của bạn đang bị nấm mốc bạn có thể sử dụng theo cách sau:

  • Bạn có thể dùng một miếng bọt biển nhúng vào khoảng 5 đến 10ml chất diệt nấm.
  • Sau đó pha loãng với 500ml nước nóng.
  • Lau nhẹ trên bề mặt da bị mốc.
  • Bạn cũng có thể lau bằng bông sạch đã thấm nước súc miệng diệt khuẩn.
  • Sau bước trên, hãy đánh bóng lại giày và bọc lại bằng vải mềm.

Cách bảo quản giày khi không dùng đến

Ngay cả khi không dùng đến trong thời gian dài bạn cũng cần phải bảo quản nó cẩn thận. Nên bảo quảng trong môi trường ít độ ẩm và có nhiệt độ nhất định. Bạn có thể tham khảo những cách bảo quản giày khi không dùng đến trong thời gian dài như sau:

  • Một cách chống mốc khác đó là việc chống ẩm cho đôi giày da của bạn bằng cách: khi giày của bạn bị dính nước mưa, nếu không kịp thời xử lý thì nấm mốc sẽ dễ dàng sinh sôi và phát triển tạo thành nhiều mảnh nấm mốc
  • Đối với những đôi giày chưa bị mốc thì bạn cũng có thể bảo quản chúng trong túi nilon kín hoặc bạn cũng có thể sử dụng mỡ động vật, dầu thực vật bôi lên trên ngoài giày để giày không khô nhăn và nấm mốc.
Cách bảo quản giày da
  • Bạn có thể sử dụng hạt hút ẩm, chúng có công dụng vô cùng quan trọng trong việc bảo quản thực phẩm, dược phẩm hay đồ điện tử và chúng bảo quản đồ da cũng rất hiệu quả.
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Chưa có bình luận nào
Liên hệ